Kinh tế - Xã hội Phú Lâm, Tiên Du

  • Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVII năm 2010 thì trong giai đoạn 20052010, tổng thu từ nông nghiệp trên địa bàn xã ước đạt 75 triệu đồng/ha, vượt 24,4 triệu đồng/ha so với kỳ Đại hội trước. Tổng thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpdịch vụ trên địa bàn ước đạt 250 tỷ đồng/năm.[11]
  • Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII năm 2015: Trong sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân hàng năm đạt 53 tạ/ha; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 54 triệu đồng/ha năm 2010 lên 95,99 triệu đồng/ha năm 2014. Các dự án kinh tế trang trại và hoa cây cảnh vẫn phát triển ổn định, tổng thu đạt từ 500 đến 600 triệu đồng/ha, đạt 133% kế hoạch. Chăn nuôi phát triển ổn định, thu từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đạt trên 220 tỷ đồng, đạt 127% chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo, đã hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn trong toàn xã và đã hoàn thành 13/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới theo Quyết định số 491/2009/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ.[12]
  • Năm 2016, Phú Lâm cùng với bốn xã khác của huyện Tiên Du được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới.[8][13] Qua đó, góp phần vào thành tích chung giúp huyện Tiên Du được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2016 với việc đạt 10/10 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/2016/QĐ–TTg của Thủ tướng Chính phủ.[13][14][15][16]
  • Từ tháng 4 năm 2017, nhân dân trên địa bàn xã đã bắt đầu được sử dụng hệ thống nước sạch cung cấp đến tận hộ gia đình của Công ty Cổ phần An Thịnh (một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở ở xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn) với giá khởi điểm 7 nghìn đồng/

Nông nghiệp: Nổi tiếng nhờ cây cảnh

  • Lúa nướccây lương thực được trồng chủ yếu ở trong xã, tập trung nhiều nhất ở thôn Tam Tảo. Ngoài ra, một số loại cây khác như cà chua, khoai tây, cải bắp (bắp cải), su hào, dưa chuột (dưa leo),... cũng được nhân dân ở thôn Ân Phú và xóm Miễu, thôn Tam Tảo trồng chuyên canh vào vụ đông để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong địa phương.
  • Xã Phú Lâm hiện nay rất nổi tiếng với nghề trồng hoa, cây cảnh, tập trung chủ yếu ở thôn Giới Tế. Nghề trồng hoa, cây cảnh ở Giới Tế ban đầu được gây dựng từ đầu thập niên 1990,[7][17] đến nay thì hoa, cây cảnh Giới Tế đã trở thành một thương hiệu được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến rộng rãi.
    • Đặc biệt, sau khi Dự án quy hoạch phát triển vùng sản xuất cây cảnh xã Phú Lâm được huyện Tiên Du triển khai thực hiện tại thôn Giới Tế càng làm cho vùng trồng hoa cây cảnh của Phú Lâm phát triển sâu rộng. Đến năm 2012, sau 5 năm thực hiện dự án, diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng hoa cây cảnh là 47,89 ha nâng tổng số diện tích trồng hoa cây cảnh là 74,55 ha.[18] Trong đó, đáng chú ý có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư như: gia đình ông Đỗ Khắc Nô - bà Đỗ Thị Ngọc sở hữu một khu sinh thái rộng 7.000 [19][20] hay gia đình ông Nguyễn Ngọc Huy - bà Đỗ Thị Mơ, đã bỏ nhiều tỷ đồng đầu tư xây dựng khu nhà lưới hơn 2.000 sau này mở rộng lên 4.000 trồng hoa lan các loại...[21][22]
    • Hiện tại ở Giới Tế có nhiều loại hoa, cây cảnh quý như hoa lan rừng, hoa lys (loa kèn), và các loại cây lộc vừng, cau vua, sanh, si, sung… được trồng phổ biến phục vụ nhu cầu chơi sinh vật cảnh hàng ngày và đặc biệt là thời điểm Tết của nhân dân trong và ngoài địa phương…[18]
  • Ngoài ra, mô hình trang trại nông nghiệp VAC (Vườn Ao Chuồng) của cố GS Từ Giấy khởi xướng cũng đã được phát triển ở trong xã từ lâu nhưng do nhiều nguyên nhân mà hiệu quả kinh tế đem lại từ mô hình này chưa thực sự cao so với kỳ vọng, nhiều hộ gia đình làm VAC vẫn phải làm thêm nghề khác để mưu sinh.[cần dẫn nguồn]
  • Việc cấp thoát nước tưới tiêu cho nông nghiệp trên địa bàn xã được thực hiện bởi hệ thống 2 trạm bơm đặt dọc theo hữu ngạn của sông Ngũ Huyện Khê. Theo đó, trạm bơm Phú Lâm 1 đặt tại thôn Vĩnh Phục còn trạm bơm Phú Lâm 2 đặt tại xóm hạ Giang của thôn Tam Tảo, cách trạm bơm Phú Lâm 1 khoảng 2,5 km về phía Đông Nam.
  • Đầu năm 2013, xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa ở thôn Tam Tảo. Việc làm này đã giảm số thửa ruộng của các hộ gia đình tại thôn từ 8 – 10 thửa chỉ còn từ 2 – 3 thửa. Từ đó, tạo điều kiện cho bà con canh tác tập trung trên các cánh đồng mẫu lớn và giúp việc thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn khi các thửa ruộng không còn manh mún, nhỏ hẹp. Qua đó góp phần nâng cao năng suất của lao động nông nghiệp tại địa phương.[23]
  • Theo Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Tiên Du thì xã Phú Lâm có diện tích đất nông nghiệp 824,49 ha. Trong đó chủ yếu là đất trồng lúa 688,79 ha và đất nuôi trồng thuỷ sản 76,83 ha. Ngoài ra, diện tích đất phi nông nghiệp là 387,46 ha.[24]
  • Theo tinh thần của Đề án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành kèm Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh thì Phú Lâm tập trung phát triển các vùng sản xuất hoa cây cảnh (Mục 1.5) và nuôi trồng thuỷ sản tập trung (Mục 3).[25]

Tiểu thủ công nghiệp: Bước đầu phát triển nghề mộc

  • Trước đây, xã có nhiều nghề thủ công truyền thống khác nhau ở các làng như: nghề đan nón lá ở thôn Vĩnh Phục; nghề rèn ở thôn Ân Phú; nghề đóng cối xay thóc ở thôn Đông Phù,[7] nghề dệt vải lụa ở Tam Tảo nhưng hiện nay gần như tất cả đã bị mai một hoàn toàn. Nghề làm mành bằng tre, nứa ở thôn Giới Tế cũng rất đáng chú ý. Trong quá khứ, từng có thời điểm nghề làm mành là nghề chính nuôi sống cả thôn. Hiện nay, do sự phát triển của cuộc sống hiện đại nghề mành không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa nhưng vẫn còn một số gia đình tâm huyết với nghề truyền thống của cha ông.[17]
  • Nghề sản xuất gạch bằng lò đốt thủ công ở các thôn Đông Phù, Giới Tế, Ân Phú cũng khá phát triển trước đây. Căn cứ theo Quyết định số 1781/QÐ-UBND do Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Túy ký ban hành ngày 08 tháng 12 năm 2008 thì xã Phú Lâm cùng với xã Minh Đạo là 2 địa phương của huyện Tiên Du nằm trong quy hoạch vùng sản xuất gạch Tuynel của tỉnh giai đoạn 2008 - 2015.[26] Nhưng từ khi có Quyết định số 567/2010/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký ban hành về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và sau đó là Chỉ thị số 10/2012/CT-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung thì nghề làm gạch thủ công ở Phú Lâm đã bị xóa sổ do các lò gạch ở đây chỉ sản xuất theo hướng thủ công là đốt lò gây phát thải nhiều khí CO2, SO2, NxOy... gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến mùa màng nông nghiệp.[27][28]
  • Hiện nay trên địa bàn xã cũng bắt đầu phát triển nghề mộc, đóng đồ chạm khảm tập trung nhiều ở thôn Đông Phù. Cả làng có trên 100 tổ chạm gỗ mỹ nghệ, tổ ít nhất có 3 người, tổ nhiều nhất có 20 người, thu về mỗi năm cả tỷ đồng. Có mấy hộ mở xưởng mộc, thuê mướn hàng chục thợ giỏi, thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.[29]

Công nghiệp: Làng nghề tái chế giấy

Máy in bao bì carton tại Công ty cổ phần bao bì Thuận Phát. Một doanh nghiệp có trụ sở và xưởng sản xuất ở Cụm công nghiệp Phú Lâm.
  • Công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh bằng Cụm công nghiệp Phú Lâm nằm ở xóm Hạ Giang của thôn Tam Tảo. Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là tái chế giấy và tính đến đầu năm 2010 có khoảng 20 doanh nghiệp cùng sản xuất trong Cụm công nghiệp này.[30] và theo thống kê của Ban quản lý Cụm công nghiệp Tiên Du, tính đến giữa năm 2013 trong cụm có 33 dây chuyền sản xuất giấy với tổng công suất hơn 10.000 tấn/tháng và tạo việc làm ổn định cho 1.200 lao động, tăng 3 dây chuyền và gần 200 lao động so cùng kỳ năm trước.[31] Sự phát triển của cụm công nghiệp Phú Lâm đóng vai trò không nhỏ trong việc giải quyết nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động trong xã và các địa phương lân cận, góp phần vào đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn.

Hậu quả ô nhiễm môi trường